Dinh dưỡngSức khỏe

CÁCH LỰA CHỌN LOẠI PROTEIN (ĐẠM) TỐT CHO SỨC KHỎE BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH BẠN

Chắc hẳn các bạn đều biết Protein chính là nền tảng của sự sống (Chiếm 15% trọng lượng cơ thể chỉ sau Nước). Tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta đều cần Protein trừ dịch mật và nước tiểu.
Nếu thiếu hụt Protein chúng ta sẽ bị mệt mỏi, trí não không minh mẫn, giảm tập trung, sức đề kháng giảm sút, hay ốm, tóc khô xơ hay gãy rụng, thèm đồ ngọt (tụy suy), cơ thể nhanh lão hoá (cơ bắp chảy sệ, già nua, sinh lý rối loạn…), béo phì, rối loạn chuyển hoá…

Nhưng hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại Protein, làm cách nào để chúng ta chọn được loại Protein tốt nhất mà giá thành hợp lý?

1. Có 2 loại Protein: từ động vật và từ thực vật nên cung cấp cho cơ thể theo tỷ lệ hợp lý giữa 2 nhóm Đạm này.
– Protein từ động vật có đủ axit amin thiết yếu nhưng kèm theo rác (thành phần không cần thiết/không tốt cho cơ thể như mỡ, cholesterol, thuốc tăng trưởng, vacxin…)
– Protein thực vật đa số không đủ 9 loại axit amin thiết yếu, tốt cho sức khỏe.

2. Chọn loại Protein có khả năng hấp thu cao, tối đa có thể được 100% ( PDCASS=1)
Các bạn đừng quan tâm trọng lượng của hộp sản phẩm là bao nhiêu gram, mà hãy quan tâm trong 1g bột mình phải trả tiền có bao nhiêu gram Protein và chỉ số hấp thu PDCAAS là bao nhiêu?

3. Chọn loại Protein đủ: có đủ 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được: Isoleucine, Leucine, Lysine, Methionine, Phenylalanine, Threonine, Tryptophan, Valine , Histidine.
Nếu thiếu 1 axit amin giống như bảng chữ cái thiếu đi 1 chữ A chẳng hạn, như vậy rất nhiều từ, nhiều câu chúng ta không nói được.
Thiếu 1 axit amin thì hàng trăm các men, dịch, các hocmon trong cơ thể không được tạo thành, lúc đó rất nhiều bộ phận trong cơ thể sẽ bị thiếu chất và sinh bệnh.
Thông thường nếu có các loại axit amin thiết yếu này thì các nhà sản xuất sẽ tự hào in ngay lên bao bì. Còn nếu không có thì các nhà sản xuất sẽ lờ ngay đi.
Vậy sản phẩm bạn mua trên bao bì có bao nhiêu axit amin thiết yếu?

4. Chọn nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm: Đa số các công ty chỉ đặt hàng để phân phối hoặc mua nguyên liệu để sản xuất mà không tự trồng trọt hoặc chăn nuôi để đảm bảo chất lượng của thực phẩm từ đầu vào.
– Cây trồng, vật nuôi ở trang trại nào? Có đảm bảo hữu cơ không? Có kích thích tăng trưởng hay biến đổi gen không?
– Sản xuất tại nhà máy nào? Có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không? Chất lượng sản phẩm có giống như trên nhãn mác không? Ai là người chịu trách nhiệm nếu chất lượng không đảm bảo khi người tiêu dùng thiệt hại?
– Hàng hóa phân phối như thế nào, có đảm bảo không phải hàng nhái, hàng giả không? Có cơ hội mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất để tránh mua phải hàng giả trôi nổi trên thị trường không?

HÃY LÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG THÁI

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button