Dinh dưỡngSức khỏe

VAI TRÒ CỦA CÁC LOẠI VITAMIN

Chúng ta cùng tìm hiểu về vai trò của các Vitamin với sức khỏe nhé:

VITAMIN:

  1. Vitamin A (Retinol): Cần thiết cho thị giác, phòng ngừa bệnh quáng gà, phát triển và duy trì của biểu mô (da). Ngoài sữa công thức, Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm: khoai lang, bông cải xanh, gan, trứng, …

+ Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày: 0,4 – 1mg.

Ngoài cung cấp Vitamin A trực tiếp dạng Retinol thì còn có thể cung cấp tiền Vitamin A – dạng Carotene từ thực vật rất tốt cho cơ thể (sẽ được cơ thể tổng hợp thành Vitamin A nếu cần thiết) rất an toàn cho cơ thể

2. Vitamin B1 (Thiamin): có tác dụng giảm viêm, các vấn đề về da liễu (chàm, zona, vảy nến…), giảm đau, tốt cho thần kinh và tim mạch. Vitamin B có nhiều trong các loại hạt, đậu nành, men bia, thịt, cá, trứng…

+ Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày: 1.3 – 2,6mg

3. Vitamin B2 (Riboflavin): giúp phòng ngừa các hội chứng viêm nhiễm ở mắt, mũi, miệng và sinh dục… có nhiều trong trứng, sữa, và các hạt ngũ cốc…

+ Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày: 1,3 – 3mg = 2 quả trứng gà

4. Vitamin B5 (Axit Pantothenic): Tốt cho tim mạch, giảm cholosterol máu, tăng sức đề kháng. B5 có nhiều trong thịt, cá, fomat, bông cải xanh…

+ Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày: 5mg

5. Vitamin B6 (Pyridoxine): phòng ngừa bệnh thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch, ổn định đường huyết điều trị viêm dây thần kinh…có nhiều trong thịt, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, cải bắp, súp lơ, chuối…

+ Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày: 1,6 – 2mg = 300g thịt bò

6. Vitamin B12 (Cobalamin): Phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu, giảm nguy cơ về tim mạch và thần kinh, kích thích sự thèm ăn ở trẻ nhỏ… có nhiều trong thịt, cá, phô mai, sữa chua, ngũ cốc…

+ Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày: 2 – 5mg = 100g cá hồi

7. Vitamin C (Ascorbic): Có tác dụng chống lão hóa, tái tạo colagen, tăng sức đề kháng và mau lành vết thương, vitamin C còn được dùng trong phòng ngừa ung thư… có nhiều trong hoa quả như cam, chanh, dâu…, rau củ tươi (bông cải xanh, su hào, súp lơ, cải xanh…)

+ Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày: 70mg = ½ quả cam

8. Vitamin D: Phòng ngừa và điều trị còi xương ở trẻ, loãng xương ở người trung và cao tuổi, tốt cho thị lực, tăng khả năng hấp thu canxi và phospho máu…Có nhiều trong gan cá, nấm, hải sản, đậu phụ, rau củ tươi…

+ Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày: 2 – 5mg

9. Vitamin E: có công dụng chống oxy hóa tế bào, tăng cường sự miễn dịch, Cân bằng cholosterol và nội tiết tố, làm đẹp da… Có nhiều trong các hạt ngũ cốc (hạnh nhân, đậu phộng, đậu nành…), gan cá

+ Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày: 30 – 50mg

10. Vitamin K1(Phytomenadion): giúp tuần hoàn máu, phòng ngừa ung thư, chữa lành vết thương và kiểm soát đường huyết…Có nhiều trong bắp cải, rau bina, súp lơ, cải xoăn…

+ Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày: 1 – 2mg

11. Vitamin K2: giúp vận chuyển canxi vào xương, răng một cách tối đa, ngăn ngừa loãng xương, chống oxy hóa, đối với trẻ em giúp phát triển chiều cao vượt trội… Có nhiều trong đậu nành lên men, gan ngỗng, gan gà, lòng đỏ trứng…

Vitamin và khoáng chất

KHOÁNG CHẤT

Cùng với vitamin, khoáng chất tuy không sinh năng lượng nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể.

Hàm lượng khoáng chất mà cơ thể cần mỗi ngày là khá nhỏ, tuy nhiên nếu thiếu hụt thì cơ thể sẽ cảm thấy mất cân bằng, suy giảm sức khỏe gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

  1. Canxi: là khoáng chất chiếm 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể, cần thiết cho sự phát triển của xương, răng, ngăn ngừa loãng xương, tuần hoàn máu, co giãn cơ tế bào… Canxi có nhiều trong sữa tươi, phô mai, cá, trứng….

Việc bổ sung canxi cần phù hợp với từng độ tuổi và nên tham khảo ý kiến chuyên gia để tránh bổ sung không đủ hàm lượng hoặc nếu thừa sẽ gây ra sỏi thận (nên dùng Canxi hữu cơ và có kèm Magie theo tỷ lệ 2Ca:1Mg đảm bảo hấp thụ và đào thải canxi tránh sỏi)

2. Sắt (Fe):  là yếu tố vi lượng vô cùng quan trọng đối với cơ thể nhưng lại chỉ cần hàm lượng rất nhỏ so với các loại khác. Sắt tham gia cấu tạo hemoglobin và nhiều enzym, làm cho hồng cầu có màu đỏ, vận chuyển oxy máu tới các tế bào, tăng cường hệ miễn dịch…Có nhiều trong các loại thực phẩm như rau bina, rau muống, thịt đỏ (bò, heo…), gan heo, gan gà…

3. Magie (Mg): tham gia cấu trúc tế bào, chuyển hóa vật chất, kích thích hấp thụ và cố định Canxi ở xương, cung cấp năng lượng cho hoạt động não, chống lão hóa, viêm và dị ứng…Maigie có nhiều trong các loại rau lá sẫm: rau ngót, cải, mừng tơi, trong thịt, ngũ cốc nguyên hạt, chuối, bơ….

4. Kẽm (Zn): là vi chất quan trọng tham giao vào cấu trúc tế bào, tác động trực tiếp đến các quá trình sinh học, hoạt hóa enzym, tăng miễn dịch cho cơ thể… Thiếu kẽm có thể gây rối loạn thần kinh, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, cảm cúm, rụng tóc, đối với trẻ em sẽ gây biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, khóc đêm…

Có nhiều trong hải sản, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc, hạt đậu, các loại rau củ, trái cây…

5. Đồng (Cu): là khoáng chất trong cơ thể tồn tại với số lượng rất rất ít chỉ tính bằng microgram được hấp thu ở dạ dày và phẩn trên của ruột non sau đó đi vào máu… Đồng tham gia cấu tạo tế bào hồng cầu, chuyển hóa sắt và chất béo, chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch…Có nhiều trong nấm hương, hạt điều, bột cacao, hạnh nhân, hạt chia, và một số loại hoa quả.

6. Selen: là khoáng chất khá hiếm, giúp ngăn chặn những rối loạn chuyển hóa, làm chậm quá trình lão hóa, giảm nguy cơ phát sinh và phát triển của tế bào ung thư, giảm độc tính của các kim loại nặng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Có nhiều trong hải sản, trứng, hạnh nhân, hạt đậu…

7. Iod: Tham gia tạo thành Hocmon tuyến giáp, phát triển hệ sinh dục, và các bộ phận khác, duy trì năng lượng cho cơ thể…, Iod có nhiều trong hải sản, Muối biển, cải thảo, trứng gà, rau cải, ngũ cốc, khoai tây…

Thừa hay thiếu iod đều có hại:

– Thừa Iod: làm giảm khả năng hấp thu Iod trong thức ăn, ức chế tổng hợp hormon, giảm bài tiết hormon tuyến giáp…

– Thiếu Iod: dẫn đến bệnh bướu cổ, trẻ em chậm lớn, trí tuệ kém phát triển…

8. Mangan: đây là chất khoáng được ví như con dao 2 lưỡi đối với sự sống của cơ thể. Mangan tác động đến hô hấp tế bào, phát triển xương, chuyển hóa gluxit… Tuy nhiên trong công nghiệp, ở một số nơi làm việc như khai thác mỏ, nhà máy hóa chất, thép… công nhân bị nhiễm mangan qua được hô hấp, tích tụ thừa Mn làm tổn hại phổi, hệ thống thần kinh, thận, tim mạch cũng như sức khỏe sinh sản. Thực phẩm giàu Mangan có yến mạch, đậu nành, hạnh nhân, gạo nứt, chuối, tỏi…

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button