KhácSức khỏe

CÁC BỆNH VỀ MẮT

Khô mắt

Khô mắt xảy ra khi mắt gặp vấn đề với việc tạo ra nước mắt. Bạn sẽ thấy mắt mình bị cộm như thể có thứ gì đó bay vào, hoặc thấy mắt bị rát. Trong những trường hợp nghiêm trọng hiếm hoi, khô mắt có thể gây mất thị lực.

Một số cách cải thiện tình trạng khô mắt:

  • Dùng máy tạo độ ẩm trong nhà
  • Sử dụng nước mắt nhân tạo
  • Lipiflow: Biện pháp dùng máy massage mắt trong khoảng 12 phút/lần, giúp bạn tiết kiệm khá nhiều công sức
  • Kem Testosteron: dùng kem này bôi vào mi mắt, mặc dù nó không có hiệu quả quá rõ rệt
  • Dùng thực phẩm bổ sung dầu cá và omega-3

Nếu bạn bị khô mắt trong thời gian dài thì nhiều khả năng là bạn đã bị bệnh khô mắt. Trong các bệnh về mắt thường gặp, khô mắt là bệnh dễ gặp ở những người làm văn phòng thao tác nhiều trên máy vi tính. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc để kích thích sản xuất nước mắt.

Tăng nhãn áp (thiên đầu thống)

các bệnh về mắt thường gặp 2

Áp lực bên trong mắt là điều bình thường, nhưng áp lực quá cao có khả năng gây hỏng dây thần kinh thị giác của bạn. Bệnh tăng nhãn áp là tên của một nhóm bệnh gây ra tình trạng áp lực trong mắt tăng cao.

Trong các bệnh gây ra tình trạng tăng nhãn áp, bệnh tăng nhãn áp góc mở nguyên phát (Glocom góc mở nguyên phát) rất phổ biến ở Việt Nam. Đa phần người bệnh không nhận thấy đau hay có triệu chứng gì. Vì vậy, việc thường xuyên tầm soát mắt rất quan trọng. Tăng nhãn áp cũng là một trong các bệnh về mắt thường gặp ở những người làm việc căng thẳng.

Bệnh tăng nhãn áp được gây ra bởi:

  • Chấn thương mắt
  • Mạch máu bị chặn
  • Các rối loạn, chứng viêm ở mắt

Bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị bằng thuốc nhỏ mắt theo toa hoặc tiến hành phẫu thuật.

Viêm kết mạc (Đau mắt đỏ)

Kết mạc là một lớp màng mỏng trong suốt có các mạch máu, bao phủ lòng trắng (củng mạc) của nhãn cầu và phía trong mi mắt. Khi kết mạc bị viêm thì gọi là viêm kết mạcViêm kết mạc thuộc về các bệnh về mắt phổ biến xuất hiện theo mùa, do nó có thể lây từ người này sang người khác.

Viêm kết mạc gây đỏ, ngứa rát, chảy nước mắt, chảy mủ hoặc cảm giác như có gì đó cộm trong mắt. Tuổi nào cũng có khả năng bị viêm kết mạc. Nguyên nhân gây viêm kết mạc bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Tiếp xúc với hóa chất, chất kích thích
  • Dị ứng

Viêm màng bồ đào

Màng bồ đào thuộc lớp giữa của mắt, chứa hầu hết các mạch máu. Viêm màng bồ đào là chứng bệnh viêm sưng, khiến mô mắt bị phá hủy, làm khả năng nhìn suy giảm trầm trọng, thậm chí mất thị lực.

Lứa tuổi nào cũng có khả năng bị viêm màng bồ đào. Tùy vào từng trường hợp mà các triệu chứng có thể hết nhanh hoặc kéo dài.

Những người có bệnh hoặc vấn đề về miễn dịch như AIDS, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm loét đại tràng dễ bị viêm màng bồ đào.

Các triệu chứng như sau:

  • Nhìn mờ
  • Đau mắt
  • Mắt đỏ
  • Nhạy cảm với ánh sáng

Hãy gặp bác sĩ nếu bạn bị những triệu chứng này vài ngày không dứt. Có nhiều cách trị viêm màng bồ đào và bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Lão thị

Người bị lão thị nhìn xa tốt nhưng không nhìn được các vật thể nhỏ và ở gần. Khi đọc sách hoặc đọc tài liệu, họ cần đẩy ra xa tầm mắt để dễ đọc hơn.

Để nhìn rõ hơn khi đọc, người bị lão thị có thể đeo kính áp tròng, phẫu thuật LASIK (phương pháp dùng tia laser để phẫu thuật mắt) hoặc thực hiện các phương pháp điều trị khác.

Nhược thị

các bẹnh về mắt thường gặp 3

Nhược thị xảy ra khi mắt không phát triển đúng cách. Bên mắt bị nhược thị có tầm nhìn yếu hơn, và nó có xu hướng chuyển động không tương ứng với mắt còn lại (chậm chạp và biên độ ít hơn). Nhược thị xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn. Hiếm khi nào cả hai mắt đều bị nhược thị. Trẻ sơ sinh và trẻ em cần được chữa trị ngay khi phát hiện bệnh.

Bệnh nhược thị nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể tránh được những vấn đề thị lực ảnh hưởng đến cả cuộc đời sau này. Phương pháp điều trị cơ bản là tìm cách để trẻ dùng bên mắt bị nhược thị nhiều hơn. Người ta dùng miếng dán để che bên mắt bình thường hoặc cho trẻ đeo loại kính áp tròng đặc biệt ngăn chặn ánh sáng truyền vào bên mắt tốt.

Lác mắt hoặc rung giật nhãn cầu

Lác mắt là tình trạng khi nhìn thẳng về phái trước mà hai mắt không thẳng hàng. Lác mắt là một tật về mắt không thể tự khỏi. Nếu bị lác mắt, bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị.

Rung giật nhãn cầu (nystagmus) là tình trạng nhãn cầu chuyển động, lắc nhanh không chủ ý, khiến mắt không thể nhìn cố định vào một vật. Mắt khi bị rung giật nhãn cầu có giật theo phương ngang (qua lại), phương dọc (lên xuống) hoặc đảo tròn.

Có nhiều phương pháp điều trị rung giật nhãn cầu, bao gồm điều trị thị lực để mắt khỏe hơn hoặc phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mắt của bạn để xem phương pháp điều trị nào là phù hợp nhất.

Đục thủy tinh thể

các bệnh về mắt thường gặp 4

Đục thủy tinh thể là căn bệnh mà thủy tinh thể bị mờ đục ảnh hưởng đến tầm nhìn, có thể khiến người bệnh mất đi thị lực. Thủy tinh thể bình thường trong suốt như thấu kính máy ảnh. Đó là một thấu kính hội tụ cho ánh sáng đi qua, tập trung các tia sáng đúng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ nét. Khi thủy tinh thể bị đục, ánh sáng không thể đi qua dễ dàng, khiến bạn không nhìn rõ và hay bị lóe mắt, thấy quầng sáng mờ quanh bóng đèn vào ban đêm.

Đục thủy tinh thể thường diễn tiến chậm, không gây đau, đỏ mắt hay chảy nước mắt.

Nếu bệnh đục thủy tinh thể tiến triển và ảnh hưởng đến thị lực thì bạn cần phẫu thuật. Nhiều người sau phẫu thuật đã nhìn thấy mọi thứ rõ ràng trở lại.

Bệnh mù màu

Khi bạn không thể nhìn, hoặc không thể phân biệt một số màu sắc nhất định thì đó là biểu hiện của bệnh mù màu.

Tế bào nón trong mắt là loại tế bào giúp chúng ta nhìn và phân biệt được màu sắc. Người bị mù màu không có hoặc thiếu hụt tế bào nón, hoặc những tế bào này trong mắt họ không hoạt động.

Chứng bệnh này nghiêm trọng khi bạn nhìn thấy tất cả mọi thứ xung quanh xám xịt, nhưng trường hợp này rất hiếm. Đa phần người ta bị mù màu bẩm sinh nhưng cũng có trường hợp mù màu do mắc một chứng bệnh nào khác hay do tác dụng của thuốc. Thực ra, các bác sĩ cũng không thể xác định nguyên nhân chính xác cho mọi trường hợp. Bệnh mù màu bẩm sinh gặp nhiều ở nam giới hơn nữ giới.

Xét nghiệm bệnh mù màu tương đối đơn giản. Nếu chứng bệnh mù màu là bẩm sinh thì không có cách chữa, nhưng cũng có một số loại kính đặc biệt giúp người bệnh phân biệt một số màu sắc nhất định.

Rối loạn võng mạc

Võng mạc là nơi tiếp nhận các tín hiệu ánh sáng, thu thập hình ảnh và truyền các tín hiệu vào não. Rối loạn võng mạc cản trở quá trình chuyển tín hiệu này. Có nhiều loại rối loạn võng mạc:

  • Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác: Điểm vàng nằm ở trung tâm võng mạc ở phần sau nhãn cầu, là nơi tập trung nhiều tế bào thần kinh. Điểm vàng giúp chúng ta nhìn các vật thể rõ ràng. Thoái hóa điểm vàng khiến ta nhìn các vật bị mờ, méo mó, biến dạng.
  • Bong võng mạc: Bệnh bong võng mạc xảy ra khi võng mạc bị bong khỏi thành nhãn cầu.
  • Bệnh võng mạc tiểu đường: Bệnh tiểu đường gây tổn thương đến các mạch máu trong võng mạc.

Điều quan trọng nhất là phải chẩn đoán sớm và điều trị những tình trạng này.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button