ĐAU DẠ DÀY – LƯU Ý VÀ GIẢI PHÁP

TRIỆU CHỨNG ĐAU DẠ DÀY
Triệu chứng đau dạ dày khác nhau giữa các cá nhân, có người đau nhiều, có bệnh nhân đau ít và kiểu đau đôi khi cũng rất khác. Triệu chứng phổ biến nhất gợi ý bệnh đau dạ dày bao gồm:
– Đau vùng thượng vị (vùng giữa bụng dưới xương ức và trên rốn một ít). Các cơn đau dạ dày thường có thể tức, đau rát bỏng hay đau âm ỉ, đau thường diễn ra khi quá đói hoặc quá no.
– Đầy hơi, ậm ạch khó tiêu.
– Nôn và buồn nôn
– Ợ hơi, ợ chua.
– Nôn ra máu, đi tiêu phân đen.
– Không có cảm giác ăn ngon miệng.
NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU DẠ DÀY
– Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Theo thống kê, 80% người bệnh bị loét dạ dày là do sự ảnh hưởng của vi khuẩn HP, trong đó 25% người dương tính với vi khuẩn HP nhưng chưa bị loét dạ dày cho đến khi gặp môi trường sinh trưởng tốt như hút thuốc lá, rượu bia nhiều…
– Lạm dụng thuốc Tây: kháng sinh liều cao cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi cho dạ dày. Không những thế, thuốc giảm đau cũng góp phần làm giảm lượng chất nhầy bảo vệ dạ dày.
– Stress: làm gia tăng tình trạng co bóp ở dạ dày, kích thích tăng tiết acid dịch vị, làm mất cân bằng độ PH cũng như bào mòn niêm mạc dạ dày.
– Thuốc lá, bia rượu, chất kích thích: Nicotine trong thuốc lá làm tăng bài tiết acid dạ dày, đồng thời làm cản trở sự phục hồi tổn thương của niêm mạc tế bào. Bên cạnh đó, nồng độ cồn cao có trong bia rượu lại góp phần phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, làm giảm chức năng hấp thu các chất đồng thời góp phần bào mòn dạ dày…
– Thói quen sinh hoạt: ăn quá no hoặc để bụng quá đói, vừa ăn vừa đọc sách hoặc xem tivi, ăn quá khuya, sử dụng thực phẩm bẩn… cũng khiến dạ dày phải làm việc quá mức, dễ dẫn đến tổn thương dạ dày.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH BỆNH ĐAU DẠ DÀY?
Để chẩn đoán bệnh đau dạ dày các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, dựa vào các dấu hiệu, triệu chứng để xác định bệnh. Đặc biệt, để chẩn đoán chính xác có thể các bác sĩ sẽ chỉ định nội soi dạ dày. Đây được xem là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm phát hiện các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
Nội soi dạ dày là một phương pháp thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng) nhờ vào một ống soi mềm nhỏ đưa vào qua đường miệng hoặc đường mũi (nội soi qua đường mũi). Nhờ quan sát hình ảnh trên máy soi, bác sĩ có thể biết được các bất thường đang xảy ra bên trong dạy dày. Từ đó, có được chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp.
GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NÀY
Dùng thuốc Tây sẽ giảm nhưng chỉ là tạm thời vì sẽ tác động để giảm tiết axit dạ dày, nhưng lâu ngày sẽ không ổn vì bản thân không đỡ kèm theo nhiều tác dụng phụ: khó tiêu, táo, mệt mỏi,…mà bệnh vẫn không thuyên giảm và dẫn đến mãn tính
Bạn nên bổ sung gói giải pháp tận gốc từ dinh dưỡng nguyên liệu để cơ thể tự phục hồi đó là: Đạm thực vật (cung cấp nguyên liệu tái tạo thành dạ dày bên cạnh việc trung hòa bớt axit dạ dày 1 cách tự nhiên), Vitamin C (kết hợp với đạm tạo thành Collagen cho phục hồi bó cơ của dạ dày, tăng cường sức đề kháng) và khoáng Canxi hữu cơ (khôi phục co bóp dạ dày)…Dùng một thời gian bạn sẽ có cảm giác giảm, dịu và dần dần phục hồi. Nếu dùng kháng sinh để điều trị vi khuẩn HP thì chúng ta nên bổ sung thêm lợi khuẩn (Probiotics) và Xơ để phục hồi hệ vi sinh vật đường tiêu hóa bị tổn thương và thiếu hụt do dùng thuốc nhé.
Hạn chế ăn cay, nóng, ngủ muộn, stress cho cơ thể, vận động tập thể dụng đều đặn (Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, vận động lành mạnh).