BÉO PHÌ

Bệnh béo phì có nguy hiểm không?
Bất cứ ai cũng có thể bị béo phì nếu không có một chế độ ăn uống và tập thể dục phù hợp. Đối tượng dễ mắc bệnh bao gồm: Người làm việc ở văn phòng, người ít vận động.
Bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Ngày nay, tình trạng béo phì ở trẻ em cũng là một vấn đề đáng báo động do chế độ ăn uống không hợp lý và ít vận động.
Yếu tố làm tăng nguy cơ béo phì
Một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì:
- Gen di truyền
- Lối sống gia đình
- Ít vận động
- Chế độ và thói quen ăn uống không lành mạnh
- Hút thuốc lá
- Thiếu ngủ
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc
- Tuổi tác
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo.
Chẩn đoán bệnh béo phì
Để chẩn đoán bệnh béo phì, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và hỏi về tiền sử bệnh, thói quen ăn uống, cường độ tập thể dục của bạn.
Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành hai phương pháp phổ biến nhất để đánh giá trọng lượng và đo lường rủi ro sức khỏe liên quan đến cân nặng của bạn là:
Chỉ số khối cơ thể (BMI): Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng chiều cao và cân nặng của bạn theo công thức: BMI = Cân năng (kg)/ (chiều cao (m) x chiều cao (m)). Thông thường, người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn 25 là thừa cân, ở mức 30 hoặc cao hơn là béo phì và ở mức 40 hoặc cao hơn là béo phì nghiêm trọng.
Vòng eo (đo vòng bụng của bạn \): Số đo vòng bụng của bạn là một cách khác để ước tính cơ thể bạn đang có bao nhiêu lượng chất béo.
Điều trị béo phì
Chế độ ăn kiêng, tập thể thao hoặc phẫu thuật đều có thể điều trị béo phì.
Chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ có thể giúp bạn lên kế hoạch cho chế độ ăn ít chất béo, ít calo. Mặt khác, tập thể dục là một cách hữu hiệu để trị bệnh. Bạn cũng nên có một chương trình theo dõi sức khỏe cá nhân để giúp ngăn ngừa những biến chứng của bệnh.
Một vài loại thuốc có thể giúp bạn giảm cân nhưng cũng thường gây tác dụng phụ. Bạn chỉ nên giảm cân bằng thuốc sau khi áp dụng chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Đặc biệt, bạn cần dùng thuốc giảm cân dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Bạn cũng nên hạn chế thói quen ăn vặt hoặc tránh stress thông qua các phương pháp giảm stress khác như yoga, tập thể dục… Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị trầm cảm và stress nghiêm trọng.
Nếu bạn mắc bệnh béo phì (trên mức 100% trọng lượng lý tưởng của cơ thể hoặc có chỉ số BMI cao hơn 40) và những phương pháp giảm béo khác không hiệu quả thì có thể xem xét đến biện pháp phẫu thuật).