LỰA CHỌN THỰC PHẨM THEO ÂM – DƯƠNG

Như các bạn đã biết, Thực Dưỡng (hay còn gọi là phương pháp Ohsawa) là cách ăn uống phù hợp với quy luật của tự nhiên, tức là sử dụng các nguyên liệu hữu cơ, ít hoặc không qua chế biến công nghiệp (whole food), theo mùa và có sẵn tại địa phương. Ngoài ra còn 1 concept mang tính “bản sắc” của thực dưỡng là tính chất Âm – Dương, chi phối mọi sự vật trên đời này. Tư duy này có nguồn gốc từ Y Học Cổ Truyền Trung Hoa.
Nếu đi sâu vào nữa thì ta sẽ thấy cái gì cũng có thể quy về Âm và Dương. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này mình chỉ xin tóm tắt 1 vài điểm về tính chất Âm Dương của thực phẩm thôi. Xin lưu ý là Âm Dương của thực dưỡng (có nguồn gốc từ Nhật Bản) có chút khác biệt với cách phân định Âm Dương cổ truyền Trung Hoa và Việt Nam. Âm và Dương có tính tương đối, không cái nào xấu/ tốt hoàn toàn. Điều quan trọng là Cân Bằng.
Thực phẩm nào Âm, thực phẩm nào Dương?
Có bốn yếu tố để xác định xem một thực phẩm là âm hay dương:
• Cách thức thực phẩm phát triển (bao gồm cả tốc độ và hướng).
• Thực phẩm lớn lên ở đâu (ở vùng khí hậu phía Bắc hay miền Nam).
• Hàm lượng Kali và Natri trong nó
• Tác động của thực phẩm trên cơ thể
Khi kết luận cái gì đó là Âm hay Dương thì phải xem tác động của nó trên cơ thể là quan trọng nhất.
Âm có xu hướng trương nở, lạnh lẽo, nhiều nước và mềm.
Vd: Khi uống rượu, bị xỉn, đầu óc tưng tưng, cảm giác muốn “thăng hoa” (expansive). Trẻ con uống sữa rất mau lớn (có thể làm người lớn bị tiêu chảy). Vì 2 đặc tính nổi trội này, ta có thể xem Rượu và Sữa là 2 thực phẩm Âm.
1 số thực phẩm thuộc nhóm Cực Âm:
Dương có xu hướng co rút, ấm nóng, khô và cứng
Vd: Khi ăn thịt xu hướng người ta sẽ nóng tính hơn (dân Mông Cổ ngày xưa), gây táo bón, tắc nghẽn mạch máu. Vì đặc tính này ta có thể xem Thịt là Dương
1 số thực phẩm thuộc nhóm Cực Dương
Có thể hình dung mạng sống của chúng ta như cái bập bênh vậy. Chúng ta chỉ sống nếu nó cân bằng. Theo tự nhiên, khi ăn trong nhóm Cực Dương thì cơ thể sẽ đòi hỏi ta phải ăn thêm nhóm Cực Âm để cân bằng. Đó là lý do nhiều người theo chế độ ăn Low Carbs (tức là nhóm Cực Dương nhiều) thì sẽ rất thèm trái cây. Ở nhóm Cực Dương này gồm nhiều chất Protein Phức Tạp (Complex Protein), đối nghịch với nó là Đường Đơn (Simple Sugar) ở nhóm Cực Âm “đứng núi này sẽ trông núi kia”. Khi nhu cầu đó của cơ thể không được thỏa mãn, buộc lòng cơ thể phải rút khoáng chất trong xương và nội tạng ra để đạt được cân bằng Âm – Dương, hoặc cân bằng Axít – Kiềm theo quan điểm phương Tây. Khi lượng dự trữ cạn kiệt thì những bệnh thuộc dạng thoái hóa sẽ xuất hiện, cơ thể sẽ báo hiệu đau nhức, sưng, sốt cho chúng ta biết là nó đang có vấn đề.
Như bạn thấy, nếu cứ nhảy từ cực này qua cực kia, khả năng Té là cao. Vậy thì đứng ở đâu đó gần giữa là cân bằng đúng không? Dĩ nhiên cuộc sống còn có lúc mưa lúc nắng, chúng ta phải biết nhích qua phải/trái 1 tí để đạt được cân bằng tối ưu. Tiên sinh Ohsawa đã tìm ra rằng Ngũ cốc toàn phần mà Gạo lứt là đại diện ở châu Á là thực phẩm có tính cân bằng Âm Dương tốt nhất (tỉ lệ Ka/Na ~ 5/1). Hằng ngày chúng ta hoạt động, cần yếu tố Âm nhiều hơn để phát triển. Càng hoạt động nhiều thì cơ thể càng đòi hỏi thực phẩm Âm nhiều hơn. Nhưng dù thế nào đi nữa, để có sức khỏe bền vững thì phải lấy Ngũ cốc toàn phần làm trung tâm trong bữa ăn hàng ngày.
Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, khi bệnh có thể giảm/kiêng bớt cá, chất béo, đường, trái cây nhưng tiêu chuẩn ăn thực dưỡng là như vầy:
Nói chung thức ăn động vật mang tính Dương và tạo ảnh hưởng co rút trong khi các thức ăn thực vật mang tính Âm và tạo ảnh hưởng trương nở, các nhân tố áp suất, lửa và thời gian chế biến cũng có ảnh hưởng lớn đến đặc tính này của thực phẩm.
Các loại thực vật dương là loại có kích thước nhỏ có xu hướng mọc sâu xuống dưới đất, chúng khô và cứng ngắn chắc, chúng thường được trồng ở các vùng lạnh. Chúng ta cũng có thể phân loại thực vật theo mầu sắc. Các màu tím xanh và trắng trên rau quả thiên về Âm. Các thực vật vàng nâu và đỏ thiên về Dương.
Từ đó chúng ta cần phải thường xuyên duy trì tỉ lệ âm dương cân bằng khi chúng ta chế biến xào nấu và pha trộn chúng thâm nhập vào nhau. Ví dụ nếu ta nấu thức ăn gần thịt, trứng và các thức ăn động vật mang tính dương cao yêu cầu chúng ta phải gia giảm một lượng tương đối các thức ăn âm như hoa quả, đường, rau, rượu vang để thiết lập sự cân bằng. Dù sao thì cũng rất khó để cân bằng những bữa ăn nhiều thức ăn như vậy và hậu quả là dễ gây nên đau ốm. Đau ốm bệnh tật không có gì khác ngoài mất cân bằng do một vài nhân tố nào đó. Như vậy ăn đơn giản là tốt nhất.
Trong mỗi con người đều có trực giác về Âm và Dương. Chỉ cần chú ý lắng nghe cơ thể cần gì 1 chút là có thể biết được mình đang cần Âm hơn hay Dương hơn.